Lương ngành nào tại Việt Nam đang cao nhất?

    Lương ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm thuộc nhóm cao nhất - vào khoảng 7,23 triệu/tháng.

    Lương ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm thuộc nhóm cao nhất - vào khoảng 7,23 triệu/tháng.

     

     

    Theo nghiên cứu của Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), tại Việt Nam, lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản có mức lương bình quân hàng tháng thấp nhất 2,63 triệu đồng/tháng.

     

    Trong khi đó, lao động ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm thuộc nhóm cao nhất - vào khoảng 7,23 triệu/tháng.

     

    Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tại Việt Nam, chỉ khoảng 1/3 dân số lao động có việc làm là được hưởng lương - nguồn thu nhập chính. Tỷ lệ này khá thấp so với trung bình trên thế giới (khoảng hơn 50%).

     

    Tuy nhiên, Việt Nam sẽ chóng thu hẹp khoảng cách này với thế giới bởi tỷ lệ lao động làm công ăn lương trên tổng số lao động có việc làm được dự báo là sẽ tăng nhanh trong những thập niên tới.

     

     

    Lương ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm thuộc nhóm cao nhất - vào khoảng 7,23 triệu/tháng. (Ảnh minh họa).

     

    Báo cáo của ILO về tiền lương tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng, ngành hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ và hoạt động kinh doanh bất động sản cũng là các ngành trong nhóm có mức lương bình quân hàng tháng cao nhất, tương ứng là 6,53 triệu đồng/tháng và 6,4 triệu đồng/tháng.

     

    Trong khi các ngành Nông nghiệp chiếm khoảng một nửa lực lượng lao động nhưng tỷ lệ lao động làm công ăn lương của ngành này chỉ chiếm hơn 10% trong tổng số lao động làm công ăn lương ở Việt Nam.

     

    Mặc dù tỷ lệ chênh lệch lương theo giới ở Việt Nam chỉ ở mức chưa đến 10%, nhưng đối với ngành nông nghiệp - ngành có mức lương rất thấp, con số này là 32%. Đây là mức chênh lệch lớn nhất so với tất cả các ngành.

     

    Đáng nói, trong hai ngành có mức lương cao nhất - ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, và ngành hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ, lao động nữ lại được trả lương cao hơn nam giới một chút, tương ứng ở mức 3,4% và 1,4%.

     

    Đại diện ILO tại Việt Nam cho biết những thách thức được đặt ra với Việt Nam hiện nay là: Tác động của lương tối thiểu đối với doanh nghiệp, xác định lương tối thiểu đối với doanh nghiệp, vấn đề thỏa ước lao động ... Đây là những vấn đề cần được bàn thảo và từng bước xây dựng thành chính sách để đi vào đời sống thực tế.

     

    Ông Malte Luebke Chuyên gia của Văn phòng ILO Châu Á-Thái Bình Dương cho biết, khoảng cách lớn tiền lương giữa các quốc gia thành viên ASEAN phản ánh những khác biệt lớn trên nhiều phương diện.

     

    Theo đó, những quốc gia ứng dụng công nghệ mới, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện cải cách cơ cấu và nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động là những yếu tố tạo ra nên tảng cho hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp, để chuyển đổi sang lĩnh vực có giá trị gia tăng cao hơn, qua đó sẽ giúp người lao động hưởng mức lương tốt hơn.

     

    Theo Nguoiduatin.vn