Tăng lương 8% cho công chức: Nguồn kinh phí lấy từ đâu?

    Nếu nguồn kinh phí thực hiện mức tiền lương tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn thiếu thì sẽ bổ sung ngân sách Trung ương thực hiện.

    Nếu nguồn kinh phí thực hiện mức tiền lương tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn thiếu thì sẽ bổ sung ngân sách Trung ương thực hiện.

     

     

    Tăng lương 8% cho cán bộ, công chức, viên chức có hệ số lương từ 2,34 trở xuống.

     

    Theo Khoản 1 Điều 2, Nghị định 17/2015/MĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức có hệ số lương từ 2,34 trở xuống sẽ được hưởng mức lương tăng thêm 8% từ ngày hôm nay 6/4.

     

    Theo nghị định này, kinh phí thực hiện tăng lương sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) của cơ quan, đơn vị.

     

    Đồng thời, sử dụng tối thiểu 40% số thu phí, lệ phí được để lại theo chế độ năm 2015 của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; đối với số thu dịch vụ sử dụng tối thiểu 40% chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ. Riêng đối với đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế, sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ (sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế).

     

    Bên cạnh đó, sử dụng 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu tiền sử dụng đất và khoản 50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2015 so với dự toán năm trước sau khi đảm bảo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng còn dư).

     

    Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương còn dư đến hết năm 2014 của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các cấp ngân sách địa phương.

     

    Ngoài ra, ngân sách Trung ương bổ sung nguồn kinh phí thực hiện mức tiền lương tăng thêm trong trường hợp các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện đúng quy định nhưng vẫn còn thiếu nguồn.

     

    Theo Nguoiduatin.vn