Vợ chồng ‘osin’ giả giấy tờ nhà chủ đi thế chấp ngân hàng

    Hai vợ chồng người giúp việc giả làm chủ nhà, thông đồng với người ngoài mang căn nhà đi thế chấp ngân hàng lừa lấy 4 tỷ đồng.

    Hai vợ chồng người giúp việc giả làm chủ nhà, thông đồng với người ngoài mang căn nhà đi thế chấp ngân hàng lừa lấy 4 tỷ đồng.

     

    heo tin tức trên báo Pháp Luật TP.HCM, ngày 2/12 Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP.HCM cho biết đơn vị này vừa hoàn tất kết luận điều tra và chuyển hồ sơ sang Viện KSND TP.HCM đề nghị truy tố Nguyễn Hữu Vinh (30 tuổi, ngụ quận 4, TP.HCM), Nguyễn Thị Sót (53 tuổi), Trương Văn Đê (57 tuổi, chồng Sót, cùng ngụ Bến Tre) về tội danh 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản'

    Liên quan vụ án, Nguyễn Thị Ngọc Lan (56 tuổi, nguyên công chứng viên của Phòng Công chứng số 2 TP HCM) cũng bị đề nghị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

     

    Ảnh minh họa.

     

    Theo kết luận điều tra, từ năm 1996 - 2011, vợ chồng Đê giúp việc cho gia đình ông Đ.T.L, bà N.T.H (chủ căn nhà mặt tiền ở đường Phạm Thế Hiển, phường 5, quận 8, TP.HCM).

     

    Vào giữa năm 2012, bị can Vinh mạo danh con trai ông L liên hệ Phòng giao dịch quận 10 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - viết tắt là VP Bank hỏi thủ tục vay vốn. Tiếp đó, Vinh kêu hai vợ chồng bị can Đê và Sót mạo danh ông L và bà H ký vào Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, cùng các giấy tờ liên quan khác.

     

    Dựa vào đó, Ngân hàng VP Bank cho vợ chồng ông L vay 4 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là căn nhà của ông L. Số tiền chiếm đoạt được, bị can Vinh hưởng gần 3,6 tỷ đồng và cho Sót hơn 400 triệu đồng.

     

    Ngoài ra, cảnh sát cáo buộc việc lừa đảo trót lọt một phần là do bị can Lan với tư cách là công chứng viên không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về công chứng. Cụ thể, bà này không cho bên thế chấp tự đọc hợp đồng thế chấp, không giải thích quyền và nghĩa vụ, hậu quả pháp lý phát sinh sau khi ký hợp đồng.

     

    Ngoài ra, quá trình công chứng, bà Lan không hỏi để làm rõ về nhân thân, không đối chiếu hình ảnh trong hộ chiếu với người thực hiện, không đối chiếu chữ ký của chủ nhà tại hộ chiếu với chữ ký của người giả danh. Từ đó Lan chứng nhận sai về chủ sở hữu tài sản tại hợp đồng thế chấp và là căn cứ pháp lý để VP Bank giải quyết tín dụng.

     

    Theo Nguoiduatin.vn