Nữ giám đốc chiếm đoạt 7,8 tỷ để... làm đẹp

    Ngày 9/12, cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Phước cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố đối tượng và bắt giam đối tượng Nguyễn Thị Thanh Phước (Giám đốc Công ty đầu tư - thương mại Đại Nam, có trụ sở tại phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM; ngụ khu phố 1, phường Phú Mỹ, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt 7,8 tỷ đồng .

    Ngày 9/12, cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Phước cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố đối tượng và bắt giam đối tượng Nguyễn Thị Thanh Phước (Giám đốc Công ty đầu tư - thương mại Đại Nam, có trụ sở tại phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM; ngụ khu phố 1, phường Phú Mỹ, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt 7,8 tỷ đồng .

     

    Vườn cao su giá rẻ bất ngờ

     

    Theo tìm hiểu của PV, vào ngày 20/9/2013,  hai "đại gia" ngụ tại TP.HCM tìm đến cơ quan CSĐT công  an tỉnh Bình Phước với dáng vẻ vô cùng hốt hoảng, hoang mang trình báo về việc họ bị một đối tượng lừa đảo chiếm đoạt số tiền "khủng" 7,8 tỷ đồng từ việc mua bán 130ha cao su. Hai "đại gia" này trình bày thêm, trong thời gian làm ăn tại TP.HCM, họ có quen biết với bà Phước, Giám đốc công ty đầu tư, thương mại Đại Nam. Do có mối quan hệ làm ăn với nhau, hai "đại gia" này nhờ bà Phước dò hỏi ở tỉnh Bình Phước có ai bán cao su  để họ mua đầu tư làm ăn. Khi nghe hai "đại gia" đặt vấn đề, bà Phước liền nhận lời.

     

     

    Đối tượng Phước

    Đến thời điểm giữa tháng 5/2013, bà Phước nhắn với hai "đại gia" là mình vừa mua được 130ha cao su tại tỉnh Bình Phước và do cần tiền nên muốn bán lại gấp với giá rất rẻ. Sau khi dạo một vòng vườn cao su, hai "đại gia" thấy diện tích cao su đang phát triển tốt, năng suất mủ dự kiến đạt cao liền đồng ý mua. Thấy hai "đại gia" ưng ý, bà Phước đưa ra một bộ hồ sơ chứng minh nguồn gốc đất, diện tích cao su hiện có cho họ kiểm tra. Thấy giấy tờ đầy đủ, không có tranh chấp, hai "đại gia" quyết định đàm phán giá cả.

    Là một nữ giám đốc "cáo già", bà Phước liên tục đánh đòn phủ đầu với hai "đại gia" là diện tích cao su trên có giá thị trường là gần 60 tỷ đồng. Thời gian qua, có nhiều người đặt lời với bà Phước để mua nhưng thị từ chối. Thấy quý hai "đại gia" nên mới quyết định bán. Theo đó, bà Phước ra giá vườn cao su với diện tích 130ha được bán với giá 52,5 tỷ đồng. Thấy mức giá quá rẻ so với giá thị trường, hai "đại gia" liền gật đầu đồng ý. 

    Thấy vậy, bà Phước yêu cầu hai "đại gia" phải đặt cọc giữ chân số tiền 7,8 tỷ đồng. Sau khi làm giấy tờ sang tên xong, hai "đại gia" phải giao nốt số tiền còn lại cho Phước. Trong qua trình giao dịch, nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì phải đền bù hợp đồng theo quy định của pháp luật.  Để lấy thêm niềm tin, bà Phước làm một hợp đồng tạm thời quy định về thời gian giao diện tích cao su trên rồi giao cho hai "đại gia".

     

    Khu vườn cao su mà Phước tự nhận là của mình để bán cho hai "đại gia".

     

    Chân dung bà giám đốc lừa đảo tiền tỷ

     

    Vài tuần sau, đến giờ hẹn làm thủ tục sang tên diện tích cao su trên, hai "đại gia" liền liên lạc với bà Phước để giao  dịch. Tuy nhiên, hai "đại gia" điện thoại hàng chục cuộc nhưng bà Phước không bắt máy. Sau đó, điện thoại của bà Phước tắt máy. Nghĩ bà Phước đang có chuyện gì nên hai "đại gia" tìm đến trụ sở công ty của bà này để hỏi thăm. Tại đây, hai "đại gia" nhận được tin là bà Phước không có ở công ty nhiều ngày nay.

    Trước sự biến mất bất thường của bà nữ giám đốc nổi tiếng làm ăn uy tín này, hai "đại gia" quyết định tìm đến tỉnh Bình Phước để truy tìm nguồn gốc về vườn cao su được bà Phước bán cho mình. Sau nhiều ngày tìm hiểu thông tin từ nhiều người, họ chết đứng khi phát hiện bà Phước không phải là chủ nhân của vườn cao su trên. Chủ nhân thật sự của nó là công ty TNHH Công Thành (địa chủ khu phố Xuân Lộc, phường Tân Xuân, TX Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước). 

    Không thể tin vào mắt mình, hai "đại gia" quay ngược về TP.HCM tìm gặp bà Phước để hỏi ngọn ngành về vụ việc. Lần này, họ may mắn gặp được bà Phước. Đáp lại sự mong mỏi của  họ chỉ là những lời hứa suông. Nhận thấy dấu hiệu bà Phước là đối tượng lừa đảo nên “nạn nhân”  quyết định đến cơ quan CSĐT tố cáo thủ đoạn lừa đảo của bà Phước. Sau khi thu thập đầy đủ các chứng cứ  chứng minh hành vi lừa đảo của Phước, vào ngày 6/12, cơ quan CSĐT thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, khám xét nơi làm việc, nơi cư trú của đối tượng.

    Làm việc với cơ quan CSĐT, đối tượng Phước khai nhận, do công việc làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất, Phước nghe tin có người tìm vườn cao su có diện tích lớn để mua nên nảy sinh ý định lừa đảo. Do nhiều lần đến tỉnh Bình Phước, biết công ty TNHH Công Thành quản lý diện tích cao su lớn, Phước liền đi làm giả một bộ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích trên. Bên cạnh đó, Phước làm một số giấy tờ chứng minh diện tích cao su trên là của thị trồng. Khi hai "đại gia" lên tỉnh Bình Phước mục sở thị, Phước đưa những giấy tờ giả trên để lấy lòng tin. Trong quá trình mua bán, hai "đại gia" này quá chủ quan, không kiểm tra giấy tờ, nguồn gốc của lô đất nên mới bị lừa.

    Với số tiền "khủng" lừa đảo chiếm đoạt được, Phước lấy một phần trả các khoản nợ đang bị các chủ nợ thúc ép. Số tiền còn lại, Phước đổ vào làm đẹp, mua sắm và đi du lịch, Tới thời điểm bị bắt, số tiền trên chỉ còn lại một khoản nhỏ được lập thành các sổ tiết kiệm do Phước đứng tên.       

    Nữ giám đốc bị vẫn còn "ra oai"

    Có mặt tại thời điểm thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Phước, nhiều người vô cùng bất ngờ khi thấy đối tượng nghe lệnh bắt vẫn khoanh tay trước ngực để nghe, khuôn mặt vẫn ra vẻ "ta đây không sợ". Khi bị đưa lên xe cơ quan CSĐT, đối tượng Phước vẫn bước đi khệnh khạng, không hề tỏ ra hối lỗi trước hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của mình.

     

    Theo Nguoiduatin